Cách giảm nguy cơ sinh non, an toàn cho cả mẹ và bé

Cách giảm nguy cơ sinh non, an toàn cho cả mẹ và bé

Sinh non rất nguy hiểm, tỷ lệ trẻ thiếu tháng tử vong rất cao. Do đó, phụ nữ mang thai cần tìm hiểu cách giảm nguy cơ sinh non để có cuộc vượt cạn an toàn, “mẹ tròn con vuông”. Cùng dongtrunghathaoogafa.vn tìm hiểu nhé!

Các nguyên nhân gây nên tình trạng sinh non

Trước khi chia sẻ các cách giảm nguy cơ sinh non, bài viết sẽ chỉ ra những nguyên nhân gây nên hiện tượng này. So với trẻ đủ tháng, trẻ sinh non có nguy cơ mắc các bệnh như vàng da, viêm ruột hoại tử, khiếm thính, khiếm thị, bại não, khuyết tật…  ảnh hưởng tới sự phát triển về sau. Có nhiều nguyên nhân làm cho mẹ bầu phải sinh sớm so với thời gian dự kiến, đó là:

Mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu bị viêm nhiễm âm đạo, vi khuẩn xâm nhập vào vùng kín. Đây là tác nhân làm cho lớp màng thai bị yếu đi, khả năng bị vỡ ối sớm so với thời gian dự sinh.

Cách nhận biết thai phụ mắc bệnh phụ khoa là khi đi tiểu có cảm giác đau và rát, dịch âm đạo có màu trắng hoặc xám, vùng da quanh âm đạo ngứa và rát hoặc mẩn đỏ. Vì thế khi có dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa, bà bầu nên đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám.

Cách giảm nguy cơ sinh non
Mẹ bầu bị viêm nhiễm phụ khoa có nguy cơ cao sinh non

Lối sống không lành mạnh và khoa học

Thai phụ thường có thói quen thức khuya, ngủ không đủ giấc, ăn uống không lành mạnh, lười vận động… là một trong các lý do tăng nguy cơ sinh non. Vì thế để hành trình mang thai an toàn, cần bỏ túi một số cách giảm nguy cơ sinh non ở phần tiếp theo của bài viết, để mẹ và bé đều khỏe mạnh.

Khoảng cách giữa các lần mang thai quá gần

Theo các bác sĩ phụ sản chia sẻ, phụ nữ sau sinh cần ít nhất 12 tháng để cơ thể phục hồi rồi mới mang thai lần tiếp theo. Nếu lần 2 mang thai gần quá, cách lần 1 từ 6 – 11 tháng thì khả năng sinh non rất cao, nguy hiểm cả mẹ và bé. Do đó, cách giảm nguy cơ sinh non là các mẹ nên có biện pháp tránh thai an toàn, đừng để khoảng cách 2 lần sinh quá gần.

Ngoài các nguyên nhân được liệt kê ở trên, nguy cơ sinh non còn do:

  • Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu lao động nặng, quá sức.
  • Thai phụ mắc các bệnh như tim mạch, thận hoặc gan…
  • Do mang song thai hoặc đa thai.
Khoảng cách giữa các lần mang thai quá gần dễ dọa sinh non
Khoảng cách giữa các lần mang thai quá gần dễ dọa sinh non

Dấu hiệu nhận biết thai phụ sinh non

Tiếp theo bài viết sẽ chia sẻ cho bà bầu các dấu hiệu nhận biết sinh non, để kịp thời tới cơ sở y tế. Đó là:

  • Có triệu chứng buồn nôn, ói mửa liên tục trong vòng 8 giờ đồng hồ.
  • Chảy máu từ âm đạo, lượng dịch tiết tăng đáng kể.
  • Bụng đau quặn từng cơn, có kèm theo dấu hiệu tiêu chảy hoặc không.
  • Áp lực vùng chậu, có cảm giác như em bé thụt đầu xuống.
  • Cổ tử cung thay đổi liên tục trong nhiều lần thăm khám, kiểm tra.
  • Ngoài ra còn có nhiều dấu hiệu khác nữa như: chuột rút, đau thắt lưng, vỡ ối, cổ tử cung mở 2cm trở lên…

Cách giảm nguy cơ sinh non, thai phụ nên tham khảo

Ở trên có đề cập, chuyển dạ sinh non là điều rất đáng sợ đối với thai phụ. Trẻ bị sinh non thường dễ mắc các dị tật bẩm sinh, chức năng cơ thể chưa hoàn thiện, thậm chí có thể gây tử vong. Vì thế, để phòng ngừa trường hợp này, các mẹ cần thực hiện các cách giảm nguy cơ sinh non dưới đây.

  • Thai phụ cần năng uống đầy đủ dưỡng chất, ở mỗi giai đoạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể. Trong một ngày, mẹ bầu nên ăn nhiều bữa nhỏ, để giảm ốm nghén và nguy cơ sinh non.
Cách giảm nguy cơ sinh non, bà bầu ăn uống đủ dưỡng chất ở mỗi giai đoạn thai kỳ
Cách giảm nguy cơ sinh non, bà bầu ăn uống đủ dưỡng chất ở mỗi giai đoạn thai kỳ
  • Một ngày, thai phụ nên uống đủ 2,5 lít nước, để ngăn chặn tình trạng mất nước, khó chịu ở tử cung.
  • Mỗi ngày mẹ bầu bổ sung viên vitamin tổng hợp, không chỉ tăng sức đề kháng mà còn là cách giảm nguy cơ sinh non tốt nhất.
  • Lựa chọn các bài tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, thiền… hoặc dành 30 phút mỗi ngày để đi bộ, tăng sức bền và sức đề kháng.
  • Không nên đi giày cao gót mà thay vào đó các loại dép bệt, tránh trơn trượt.
  • Hạn chế tư thế nằm ngửa, mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái hoặc bên phải.
Bà bầu ngủ nghiêng an toàn cho thai nhi, là cách giảm nguy cơ sinh non hiệu quả
Bà bầu ngủ nghiêng an toàn cho thai nhi, là cách giảm nguy cơ sinh non hiệu quả
  • Sinh hoạt vợ chồng ở mức độ vừa phải, nhẹ nhàng… một số trường hợp thì nên kiêng.
  • Phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, nước uống có cồn…
  • Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu dễ bị stress, căng thẳng, ưu phiền… do đó cách giảm nguy cơ sinh non là hãy giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, thường xuyên nghe nhạc.
  • Mẹ bầu tránh làm việc quá sức, hãy giữ sức khỏe cho thai nhi, ngủ đủ giấc mỗi ngày.
  • Trong quá trình có bầu, thai phụ nên thăm khám định kỳ và tiến hành tiêm đủ liều lượng vắc xin.
  • Mẹ bầu không được nhịn tiểu, sau khi tiểu tiện xong, hãy lau từ trước ra sau, ngăn ngừa bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
  • Nếu âm đạo có dịch bất thường, nên đi khám ngay.

Sinh non tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vì thế hãy thực hiện các cách giảm nguy cơ sinh non được mô tả ở trên, để mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi được phát triển an toàn nhất.

Ogafa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *