Chia sẻ 06 cách giảm nguy cơ suy thận hiệu quả, an toàn

Chia sẻ 06 cách giảm nguy cơ suy thận hiệu quả, an toàn

Suy thận là một trong những bệnh lý quan trọng và nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ mỗi người. Tuy nhiên, nếu không có lối sống lành mạnh và chủ quan với sức khỏe của mình thì bất kỳ ai cũng đều có thể mắc phải bệnh này. Dưới đây là 06 cách giảm nguy cơ suy thận mà dongtrunghathaoogafa.vn xin chia sẻ đến bạn đọc.

Tầm quan trọng của thận

Thận là bộ phận quan trọng trong cơ thể người đảm nhận chức năng lọc máu, đào thải độc tố theo đường niệu đạo dẫn đến bàng quang và sau đó thải ra ngoài. Ngoài ra, bộ phận này còn giúp tái hấp thu nước, các thành phần acid amin và glucose cung cấp cho cơ thể.

Khi chức năng thận bị suy giảm nghĩa là cơ quan này đang dần yếu đi và không còn hoạt động được nữa. Lúc này, chúng sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ mà người mắc phải cần phải tiến hành lọc máu nhân tạo, ghép thận để duy trì sự sống.

Thận đóng vai trò quan trọng đối với mỗi người
Thận đóng vai trò quan trọng đối với mỗi người

Nguyên nhân dẫn đến suy thận

Suy thận có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

  • Lưu lượng máu đến thận bị giảm và mất đột ngột sẽ dẫn đến suy thận. Tình trạng này thường xuất phát từ những nguyên nhân khác như bệnh tim, suy gan, phản ứng dị ứng, nhiễm trùng huyết,…
  • Thận là cơ quan bài tiết chính nên khi cơ thể không đào thải được nước tiểu, theo thời gian các chất độc sẽ tích tụ và gây quá tải cho bộ phận này. Từ đó, chức năng của thận cũng dần yếu đi.
  • Suy thận cũng có thể mắc phải bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như: viêm mạch máu, đa u tuỷ xương, bệnh lupus, bệnh tiểu đường không kiểm soát, nhiễm độc kim loại nặng,…

06 cách giảm nguy cơ suy thận hiệu quả

Để đảm bảo thận được hoạt động tốt nhất, ngay từ bây giờ mỗi chúng ta cần có cho mình một thói quen sinh hoạt lành mạnh và cách chăm sóc sức khỏe khoa học, đúng cách. Dưới đây là một số cách giảm nguy cơ suy thận hiệu quả mà ai cũng nên biết.

Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Như bạn đã biết, nước đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người. Do đó, việc bổ sung nước đủ cho cơ thể là điều thiết yếu. Tuy nhiên, đối với những người bị thận yếu chỉ cần uống một lượng nước vừa đủ mỗi ngày, không quá nhiều cũng không quá ít để cơ chế hoạt động của thận có thể đáp ứng được tốt nhất.

Mỗi ngày cơ thể cần cung cấp đủ từ 2 – 2,5 lít nước tùy theo cân nặng, giới tính và hoạt động thường ngày của người đó. Đối với những ai hoạt động nhiều trong ngày như chơi thể thao thì cần bổ sung lượng nước nhiều hơn. Bên cạnh nước lọc, bạn cũng có thể ăn thêm các loại trái cây tươi chứa nhiều nước như cam, táo, dưa hấu,… đều rất giàu vitamin và khoáng chất cần thiết bảo vệ thận.

Uống đủ nước để có một quả thận khỏe mạnh
Uống đủ nước để có một quả thận khỏe mạnh

Cường độ vận động phù hợp

Không chỉ bổ sung từ bên trong, bạn cũng cần có lịch tập luyện thể dục thể thao vừa với sức khỏe của mình. Việc này không chỉ giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh mà còn tăng cường hệ miễn dịch, giúp khí huyết được lưu thông và ổn định huyết áp, tăng cường sức khỏe cho hệ tim mạch. Nhờ đó, thận cũng được phòng ngừa sự tổn thương từ những bệnh lý khác ảnh hưởng đến bộ phận này.

Khi luyện tập, bạn nên tập với cường độ từ từ, tăng dần theo thời gian và cũng cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Nếu cảm thấy mệt mỏi, tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt,… thì cần phải dừng lại ngay không cố gắng tập bởi sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.

Kiểm soát, duy trì cân nặng

Đối với những người thừa cân, béo phì thường đi kèm với các bệnh về tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao và điều này đã gián tiếp làm ảnh hưởng đến chức năng của thận. Vì vậy, trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày bạn cũng cần chú ý kiểm soát cũng như duy trì cân nặng của mình một cách tốt nhất dựa trên chỉ số khối cơ thể (BMI).

Chỉ số BMI = cân nặng / bình phương chiều cao (đây là cách tính cho người trưởng thành). Một người có chỉ số BMI dao động từ khoảng 18,6 – 24,9 thì hoàn toàn bình thường. Khi chỉ số này vượt qua 25, bạn cần cân nhắc bởi cơ thể đang bị thừa cân và cần phải có chế độ ăn khoa học, hợp lý.

Theo dõi huyết áp thường xuyên

Một trong những nguyên nhân dẫn đến suy thận chính là huyết áp cao. Đối với cơ thể người bình thường, chỉ số huyết áp là 120/80 mmHg. Do vậy, nếu trường hợp huyết áp trên 140/90 mmHg thì bạn cần tham vấn ý kiến bác sĩ, có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp với thể trạng của mình lúc này.

Tình trạng huyết áp cao kéo dài sẽ làm dày các thành mạch, gây hẹp lòng mạch máu và khiến quá trình lọc máu trở nên khó khăn hơn. Từ đó các chất thải không được đào thải, bị ứ đọng và lâu dần khiến người bệnh bị suy thận.

Theo dõi huyết áp thường xuyên để đảm bảo thận được hoạt động tốt nhất
Theo dõi huyết áp thường xuyên để đảm bảo thận được hoạt động tốt nhất

Hạn chế uống đồ có cồn và dùng các chất kích thích

Những đồ uống có cồn như rượu, bia hay các chất kích thích, thuốc lá đều ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ mà không riêng gì cơ quan thận. Để thận được hoạt động hiệu quả, tốt nhất bạn nên hạn chế và có thể ngưng sử dụng những sản phẩm trên để bảo vệ chính cơ thể của mình.

Không chỉ gây suy thận mà việc uống đồ có cồn, hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Vì vậy, bạn cần từ bỏ thói quen không tốt này càng sớm càng tốt nhé.

Kiểm tra thận định kỳ

Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng có nguy cao dễ mắc phải suy thận hoặc các bệnh lý về thận thì cần kiểm tra chức năng thận định kỳ. Việc kiểm tra này giúp bạn dễ dàng kiểm soát và hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình. Đồng thời, trong trường hợp mắc bệnh lý cũng có thể phát hiện kịp thời và có phác đồ điều trị phù hợp từ các bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là tổng hợp một số cách giảm nguy cơ suy thận dongtrunghathaoogafa.vn muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về sức khoẻ và có một cơ thể khỏe mạnh nhất.

Ogafa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *