Tim đập chậm có nguy hiểm không? Một số lưu ý bạn nên biết

Tim đập chậm có nguy hiểm không? Một số lưu ý bạn nên biết

Hiện tượng tim đập chậm có nguy hiểm không? Biểu hiện của việc tim đập chậm như thế nào? Phương pháp và cách điều trị để hạn chế tình trạng này như thế nào? Mời các bạn cùng https://dongtrunghathaoogafa.vn/ tìm hiểu và khám phá, “bỏ túi” cho mình những thông tin hữu ích cho sức khỏe của mình trong bài viết dưới đây nhé!

Nhịp tim như thế nào là chậm?

Theo như các chuyên gia y học, số lần tim đập của người trưởng thành khỏe mạnh lúc nghỉ ngơi sẽ dao động từ 60 – 100 nhịp/phút. Tuy nhiên, xét theo độ tuổi và chế độ ăn uống và tập luyện thì nhịp tim ở mỗi đối tượng có sự chênh lệch khác nhau:

  • Đối với người lớn tuổi, số lần đập sẽ thấp hơn người trẻ, xu hướng giảm dần xuống dưới 60 nhịp/ phút do tuổi cao hoặc có bệnh lý nền.
  • Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì nhịp tim nhanh hơn, từ 120 – 160 lần/phút.
  • Người thường xuyên vận động thể lực nhịp tim có cường độ thấp hơn so với người bình thường.

Chính vì vậy, nếu trong trạng thái nghỉ ngơi, tim hoạt động dưới 60 lần/phút sẽ được coi là chậm. Những người có nguy cơ cao gặp phải vấn đề này thường trên 65 tuổi hoặc cường độ tập luyện thể lực cao. Một số trường hợp khác bị tim đập chậm do có tiền sử gia đình hoặc bản thân mắc phải các vấn đề liên quan đến tim mạch.

Hiện tượng này cũng xảy ra ở bệnh nhân huyết áp cao, người hút thuốc lá, sử dụng rượu bia và lạm dụng chất kích thích.

Tim đập chậm là gì?
Tim đập chậm là gì?

Biểu hiện của việc tim đập chậm

Tim đập chậm có nguy hiểm không là câu hỏi khá phổ biến, được nhiều người đặt ra. Và trước khi đi tìm câu trả lời cho vấn đề này, mời bạn cùng dongtrunghathaoogafa.vn tìm hiểu một số triệu chứng thường gặp của hiện tượng này.

Các hiện tượng thường xảy ra đồng thời hoặc riêng lẻ, nhưng nhìn chung sẽ xuất hiện những dấu hiệu phổ biến sau:

  • Khó thở
  • Suy nhược cơ thể
  • Mất thăng bằng
  • Mệt mỏi toàn thân
  • Đau thắt vùng ngực
  • Da tái mét
  • Suy giảm khả năng tập trung
  • Thị lực giảm sút
  • Mê sảng, mất tri giác

Hiện tượng tim đập chậm có nguy hiểm không?

Trước tiên, đối với người trẻ, sức khỏe bình thường hoặc đối tượng thường xuyên vận động thể chất mạnh thì khi đặt ra câu hỏi tim đập chậm có nguy hiểm không, dongtrunghathaoogafa.vn sẽ trả lời là “Không”. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan và xem thường vì tim đập chậm cũng có thể là biểu hiện của những bệnh lý khác.

Trong trường hợp, tim đập chậm kéo dài, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lượng máu tuần hoàn lên não và các bộ phận khác. Các bộ phận không được cung cấp đủ máu, sinh ra tình trạng mỏi mệt, thiếu sức sống.

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ gặp phải vấn đề về tim mạch, nghiêm trọng hơn là sẽ dẫn tới tử vong.

Chính vì vậy, khi cảm thấy cơ thể không khỏe, tim đập yếu ớt, kèm một số biểu hiện như: chóng mặt, tức ngực, mờ mắt,…thì bạn cần tới ngay cơ sở y tế để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và chữa trị.

Tim đập chậm có nguy hiểm không?
Tim đập chậm có nguy hiểm không?

Rủi ro biến chứng khi nhịp tim chậm

Dù tim đập chậm có nguy hiểm không thì nếu để kéo dài trong một thời gian, triệu chứng này dễ trở thành bệnh lý, gây ra biến chứng nguy hiểm cho người mắc phải.

Ngất xỉu đột ngột

Cường độ tim giảm, tương đương với việc phân suất tống máu cũng giảm theo. Lượng máu tới các cơ quan trong cơ thể đột nhiên bị giảm, đặc biệt là não, gây nên hiện tượng mất ý thức, ngất xỉu.

Việc không can thiệp kịp thời khi có nhịp tim chậm bất thường cũng làm tăng tỉ lệ bộc phát bệnh lý tim mạch tiềm ẩn của bệnh nhân.

Dẫn tới suy tim

Suy tim là tình trạng tim bị mất dần các chức năng cơ bản, do hoạt động co bóp, tống máu của bộ phận này không được diễn ra liên tục và thường xuyên. Khi bị suy tim, người bệnh thường cảm thấy khó thở, mệt mỏi và luôn có nguy cơ gia tăng nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Suy tim do nhịp tim đập chậm
Suy tim do nhịp tim đập chậm

Dẫn tới đột tử

Theo thời gian, nếu tim càng ngày đập càng chậm thì việc ngưng đập hoàn toàn là điều có thể xảy ra. Nếu không cấp cứu kịp thời trong “thời gian vàng” thì sẽ dẫn tới tình trạng đột tử.

Phương pháp phòng ngừa tình trạng tim đập chậm

Sau đây, chúng tôi sẽ gửi tới các bạn một số phương pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để phòng ngừa tình trạng tim đập chậm kéo dài, mời bạn đọc tham khảo.

  • Tập ăn uống lành mạnh: Để có một trái tim khỏe, độc giả nên lưu ý bổ sung nhiều thực phẩm từ rau xanh, ngũ cốc và trái cây tươi; giảm lượng muối, đường thường ngày và hạn chế sử dụng đồ đóng hộp, đồ ủ hay muối chua quá lâu.
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục đều đặn: Tập thể dục thể thao không chỉ tăng cường sức khỏe mà còn cải thiện hệ miễn dịch, giúp tim khỏe mạnh hơn. Với người bị rối loạn nhịp tim, bạn nên chọn các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp như: yoga, đạp xe, đi bộ, ngồi thiền,… Tần suất tập luyện nên duy trì từ 3 – 5 buổi/tuần.
  • Duy trì cân nặng: Thừa cân, béo phì là nguyên nhân phổ biến dẫn tới các bệnh: mỡ máu, tim mạch,…Do đó, các bạn cần phải duy trì được cân nặng phù hợp theo từng độ tuổi khác nhau.
  • Hạn chế hoặc không sử dụng chất kích thích: Thuốc lá khiến tình trạng tim đập chậm của bạn trở nên nguy hiểm hơn. Đồng thời, nó cũng gây ra các bệnh lý ở phổi, tác động nghiêm trọng tới sức khỏe thông thường.

Hiện tượng tim đập chậm có nguy hiểm không? Tất cả câu trả lời đều đã được chúng tôi cung cấp tới bạn đọc một cách chi tiết nhất. Chúc các bạn luôn dồi dào sức khỏe và thật hạnh phúc.

Ogafa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *